Giòn, ngọt, béo ngậy, granola là một món ăn phổ biến cho buổi sáng hay bữa ăn nhẹ hàng ngày được nhiều người lựa chọn hiện nay. Granola có hàm lượng calo cao, nhưng điều quan trọng là thành phần dinh dưỡng sẽ khác nhau tùy thuộc vào thành phần được sử dụng và công thức được chọn. Granola gồm hạt gì? Ăn nhiều granola có tốt cho sức khỏe không?
Granola gồm hạt gì?
Granola là một loại ngũ cốc ăn sáng tương tự như muesli, nhưng nó thường được phủ một lớp mật ong hoặc chất tạo ngọt để gia tăng hương vị.
Granola gồm hạt gì?
Yến mạch cán mỏng là cốt lõi của granola, nhưng chúng không phải là thành phần duy nhất. Ngoài yến mạch cán mỏng, granola có xu hướng được làm từ một số loại hạt dinh dưỡng cắt nhỏ như hạnh nhân, quả óc chó, hạt dẻ cười, hạnh nhân, hạt điều, hạt macca,… và trái cây sấy khô. Sau khi các nguyên liệu được kết hợp với nhau, granola sẽ được nướng để tạo độ giòn và có màu vàng nâu đẹp mắt.
Các công thức riêng lẻ khác nhau khá nhiều, nhưng các thành phần được chọn đều hướng tới một khẩu phần ăn lành mạnh và dinh dưỡng. Hạt và trái cây khô được thêm vào để nâng cao mức độ protein của granola và thay đổi hương vị, đồng thời granola có thể được làm ngọt bằng cách bổ sung các thành phần như mật ong, mật đường.
Lợi ích dinh dưỡng từ granola
Granola có hàm lượng calo cao và là nguồn cung cấp protein, chất xơ, vitamin khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Nhờ sự đa dạng thành phần, granola chứa các khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin B, vitamin E, sắt, kẽm, đồng, selen, magiê,…
Tuy nhiên, có nhiều loại granola khác nhau tùy vào nhu cầu ăn kiêng, giảm cân, tăng cân hay dành cho người tập luyện thể thao, tập gym,… sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau.
Về cơ bản, một khẩu phần granola 45g (không có sữa) thường cung cấp:
- 220kcal/921kj;
- 6,7g protein;
- 10,8g chất béo;
- 20,9g carbs;
- 9,4g đường;
- 4,0g chất xơ.
Thành phần dinh dưỡng từ granola sẽ khác nhau tùy thuộc vào thành phần được sử dụng và công thức được chọn
Granola có tốt cho sức khỏe không?
Không có một công thức tiêu chuẩn nào cho granola, vì vậy nó có thực sự tốt cho sức khỏe hay không phụ thuộc vào các thành phần và cách thức tạo ra nó.
Granola chứa nhiều chất xơ và protein – cả hai chất này đều góp phần tạo cảm giác no lâu hơn sau khi ăn và hỗ trợ trong việc kiểm soát sự thèm ăn. Bên cạnh đó granola còn có các lợi ích khác như:
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Granola được tạo thành từ một số thành phần bao gồm yến mạch, quả hạch, hạt và trái cây sấy khô. Những thành phần này rất giàu chất xơ và các hợp chất tự nhiên có trong thực vật được gọi là polyphenol mà các nghiên cứu chỉ ra rằng có tác dụng có lợi đối với sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột của chúng ta.
Ngoài ra, chất xơ còn là chất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và giúp làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa các chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,…
Chất xơ từ các thành phần có trong granola rất tốt cho đường ruột
Cải thiện huyết áp
Yến mạch và các loại hạt trong granola chứa nhiều chất xơ đã được chứng minh là có khả năng giảm chứng huyết áp cao một cách tự nhiên.
Giảm mức cholesterol
Yến mạch có chứa một hợp chất gọi là beta-glucan, đã được chứng minh là làm giảm LDL (cholesterol xấu), yếu tố làm tắc nghẽn mạch máu và có thể dẫn đến bệnh tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt khác được tìm thấy trong các loại granola, chứa các axit amin và protein quan trọng.
Giảm lượng đường trong máu cao
Ngũ cốc nguyên hạt và trái cây sấy khô có chứa chất xơ. Ăn nhiều chất xơ sẽ làm chậm tốc độ cơ thể bạn tiêu hóa đường và carbohydrate, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Một lý do nữa khiến nhiều người yêu thích granola là vì tính tiện lợi của nó, thật dễ dàng để mang đi mọi nơi. Cho dù bạn đang đi ra ngoài vào buổi chiều hay đang vội vào buổi sáng, granola sẽ là một bữa ăn nhanh chóng và tốt cho sức khỏe.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.